Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
BÀI TUYÊN TRUYỀN KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030
BÀI TUYÊN TRUYỀN KẾ HOẠCH

 Triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng  giai đoạn 2021 - 2030

                                

Để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 24/3/2022 của UBND huyện Quảng Xương về việc thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030; Kế hoạch 178/KH-UBND ngày 09/8/2022  của UBND huyện Quảng Xương về việc đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị; Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 19/8/2022 của UBND huyện Quảng Xương về việc xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021 – 2030. UBND xã Quảng Thạch xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng  giai đoạn 2021 - 2030 cụ thể như sau:

          I. MỤC TIÊU

           1. Mục tiêu chung

       Đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và từng bước nhân rộng các mô hình “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, “cộng đồng học tập” và “đơn vị học tập”, nhằm đưa phong trào đảm bảo tính vững chắc, có tính tự giác cao, thực sự làm nòng cốt xây dựng xã hội học tập.

        2. Mục tiêu cụ thể

      2.1. Phấn đấu cuối năm 2025

   - 100% cán bộ Hội Khuyến từ xã đến thôn được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị, từ đó tổ chức học tập, tuyên truyền sâu rộng để 100% hội viên hội khuyến học được nhận thức đầy đủ về xã hội học tập và các mô hình học tập.

- 85% số gia đình trong xã trở lên được công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”; 85% dòng họ trở lên đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”; 100% thôn, tổ dân phố trở lên đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”.

       - 100% đơn vị (cơ quan, doanh nghiệp) trở lên được công nhận danh hiệu “Đơn vị học tập”.

- 70% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, 85% cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị học tập cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”

- Phấn đấu 100% chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội khuyến học cấp xã tham gia quản lý trung tâm học tập cộng đồng, 80% cán bộ làm công tác khuyến học xã tham gia tổ chức các hoạt động của trung tâm HTCĐ và được bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin.

2.2. Phấn đấu đến năm 2030

- 100% cán bộ Hội Khuyến từ xã đến thôn được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị, từ đó tổ chức học tập, tuyên truyền sâu rộng để 100% hội viên hội khuyến học được nhận thức đầy đủ về xã hội học tập và các mô hình học tập.

  - 95% số gia đình trong xã trở lên được công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”; 90% dòng họ trở lên đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”; 100% thôn, tổ dân phố trở lên đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”.

- 100% đơn vị (cơ quan, doanh nghiệp) trở lên được công nhận danh hiệu “Đơn vị học tập”.

- 80% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị học tập cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”

- Phấn đấu 100% chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội khuyến học cấp xã tham gia quản lý trung tâm học tập cộng đồng, 90% cán bộ làm công tác khuyến học xã tham gia tổ chức các hoạt động của trung tâm HTCĐ và được bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin.

               II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

        1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc xây dựng xã hội học tập, mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về tác dụng và lợi ích của học tập suốt đời, xây dựng văn hóa học tập suốt đời ngay từ trẻ em còn nhỏ đến người lớn tuổi.

- Tổ chức hội nghị quán triệt Quyết định số 1373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án " Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" và Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.

2. Công tác thông tin tuyên truyền

- Tăng cường đưa tin bài viết trên các phương tiện thông tin truyền thanh, trên Trang điện tử của xã về phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng phong trào học tập suốt đời, phong trào xã hội học tập, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập, từ đó nhân rộng mô hình.

- Hội khuyến học xã phối hợp với các Nhà trường để tổ chức hội thi lồng ghép về văn nghệ có nội dung “học tập suốt đời; xây dựng xã hội học tập”

     3. Xây dựng các mô hình thí điểm “Gia đình học tập”, ”Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”

3.1. Giao trách nhiệm cho Hội Khuyến học xã thực hiện kế hoạch, quy trình triển khai thí điểm mô hình học tập .

3.2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo mô hình thí điểm: Hội khuyến học xã tranh thủ sự chỉ đạo của Hội khuyến học huyện Quảng Xương để kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo các mô hình học tập thí điểm.

3.3. Tổ chức sơ kết đánh gía rút kinh nghiệm với đơn vị được xây dựng thí điểm về mô hình học tập, thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài sau khi tổng kết năm học 2021-2022, khảo sát, đánh giá theo tiêu chí gia đình học tập và  khen thưởng khuyến khích động viên cho mô hình thí điểm xuất sắc, tiêu biểu.

3.4. Tổng kết chỉ đạo thí điểm và nhân rộng mô hình học tập: Cuối quý IV 2022, Hội Khuyến học xã chủ động tổng kết chỉ đạo mô hình học tập thí điểm, tranh thủ sự chỉ đạo của Hội Khuyến học huyện và ý kiến đóng góp của các ban ngành liên quan để hoàn thiện mô hình học tập.

      4. Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị

- Tăng cường sự phối hợp tiến đến xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội Khuyến học xã với các nhà trường, các ban ngành, đoàn thể và các đơn vị trong việc phát động cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, trường học và toàn thể nhân dân tham gia cuộc vận động “Học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị” theo kế hoạch bằng nhiều hình thức như: tự học qua sách báo, qua Internet, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực nghề nghiệp, kỹ năng sống, tìm hiểu luật pháp, tham gia các hình thức ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong cuộc sống, lao động, học tập và sản xuất.

- Hình thành cơ chế phối hợp giữa Hội Khuyến học xã với Ban Giám đốc trung tâm học tập cộng đồng để vận động “Toàn dân học tập” và “Học tập cho toàn dân”; đưa việc học tập suốt đời đi vào từng thôn, dòng họ và từng gia đình.

- Đẩy mạnh phong trào “Học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đông, đơn vị” vừa gắn kết với việc củng cố kết quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, cộng đồng khuyến học và đơn vị khuyến học” vừa kết hợp với cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng gia đình văn hóa”.

 5. Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

- Kiện toàn, củng cố ban giám đốc và tăng cường hoạt động thường xuyên của Trung tâm học tập cộng đồng,thông qua các lớp học tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật.

        6. Tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”.

- Tổ chức và triển khai tự đánh giá, tự kiểm tra Trung tâm học tập cộng đồng tại đơn vị, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời hàng năm làm tốt công tác tổng kết đánh giá công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”nhân rộng mô hình.

     III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

   1. Hội Khuyến học 

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trường học, các ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch, tổ chức đánh giá công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” theo quy định; xây dựng các mô hình học tập phù hợp để thực hiện mục tiêu của kế hoạch.

- Phối hợp với các tổ chức trong công tác tuyên truyền, phát động, vận động người dân tích cực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và thường xuyên vận động các tổ chức, cá nhân con em địa phương trên mọi miền đất nước ủng hộ tinh thần, vật chất nhằm hỗ trợ, động viên người gặp khó khăn trong học tập.

-  Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và triển khai đánh giá xây dựng các mô hình học tập theo quy định.

-  Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết mô hình để biểu dương, khen thưởng đơn vị, cá nhân xuất sắc và các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị tiêu biểu.   

- Phối hợp tổ chức giữa cuộc vận động "Xây dựng xã hội học tập và phong trao học tập suốt đời" với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn việc bình bầu, công nhận gia đình văn hóa, thôn, cơ quan, đơn vị văn hóa với việc bình xét công nhận danh hiệu  “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.

- Chủ trì, phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện kế hoạch học tập suốt đời, xây dựng mô hình học tập kết hợp giữa Trung tâm học tập cộng đồng với nhà văn hóa thôn, bưu điện xã.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” - Trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị” trong từng năm.

2. Các ban ngành, đơn vị và các tổ chức đoàn thể

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các gia đình, dòng họ và cộng đồng tham gia xây dựng phong trào học tập suốt đời.  Thường xuyên làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia vào các hoạt động của kế hoạch “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị” và xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học trở thành đơn vị học tập.