Tài khoản định danh điện tử và những lợi ích mang lại
Hiện nay, nhiều người dân vẫn thắc mắc vì sao phải làm định danh điện tử? Giữa tài khoản định danh điện tử và thẻ căn cước công dân có gì khác nhau? Tại sao đã được cấp căn cước công dân rồi mà vẫn cần đăng ký tài khoản định danh điện tử? Những lợi ích của tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2 ra sao? Để giải đáp những thắc mắc của người dân, chúng tôi sẽ nêu những lợi ích mà khi có tài khoản định danh điện tử sẽ tạo điều kiện giúp người dân có thể thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử, bảo đảm tin cậy, chính xác, nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả hơn so với trước đây.
"Tài khoản định danh điện tử" là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân, sử dụng điện thoại chính chủ) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.
Về lợi ích của việc đăng ký tài khoản định danh điện tử của mọi công dân, đó là người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ có những lợi ích như tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công. Khác biệt với thẻ căn cước công dân , tài khoản định danh điện tử sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Công dân có thể thay thế căn cước công dân và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế... Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo.
Chính vì vậy, công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính, như thanh toán hóa đơn điện và nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền... Khi sử dụng tài khoản này, người dân sẽ được bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo, giúp các giao dịch được an toàn.
Để giải thích, tại Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác tạo bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử. Trong đó, thông tin được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử sẽ bao gồm các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau khi thống nhất với Bộ Công an.
Mức độ và giá trị sử dụng
Trong đó, tài khoản định danh điện tử cá nhân được chia thành 02 mức độ với những thông tin và giá trị sử dụng không giống nhau. Trong đó, "Tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 1" gồm các thông tin về số định danh cá nhân; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; trường hợp là người nước ngoài thì có thêm thông tin về số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Đối với "Tài khoản định danh điện tử mức độ 2" có đầy đủ thông tin cá nhân như mức độ 1, ngoài ra còn có thêm thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung và dấu vân tay. Sau khi có tài khoản định danh mức độ 2 mới có thể tích hợp các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác vào thẻ căn cước công dân gắn chíp.
cài đặt ứng dụng VNeID trên di động. Người dân truy cập vào một trong hai đường dẫn tùy theo thiết bị di động của mình sử dụng hệ điều hành là Android hay iOS. Bắt đầu với ứng dụng, sau khi tải và cài đặt ứng dụng thành công, người dân có thể sử dụng ứng dụng. Đối với các trường hợp công dân được cấp căn cước công dân gắn chíp trước 01-04-2022: Đăng ký tài khoản định danh mức 1.
Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2, người dân cần trực tiếp đến cơ quan Công an và làm thủ tục đăng ký. Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2, người dân cần mang theo thẻ căn cước công dân gắn chíp và các giấy tờ có nhu cầu tích hợp hiển thị lên ứng dụng VNeID như thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thông tin về mã số thuế. Sau khi làm thủ tục, chờ kết quả phê duyệt, cấp tài khoản định danh điện tử của Bộ Công an. Nếu kết quả đạt, người dân sẽ nhận được tin nhắn SMS gửi đến số điện thoại đã đăng ký.
Công dân cũng có thể đến Cơ quan Công an để đăng ký định danh điện tử mức 2 trực tiếp, không cần thông qua bước tạo tài khoản mức 1. Đối với các trường hợp căn cước công dân gắn chíp được cấp sau 01-04-2022 đã được đăng ký sẵn tài khoản định danh điện tử cấp 2 khi đi làm căn cước công dân gắn chíp, tuy nhiên người dân cần phải tải ứng dụng VNeID để kích hoạt tài khoản. Sau khi có tài khoản định danh mức 2 đã được kích hoạt có thể tự tích hợp giấy tờ tại nhà.
CCVH. Bài sưu tầm